Cảnh báo: Tự lắp điện mặt trời coi chừng lỗ nặng nếu không biết điều này!

SPN

Với hệ thống sản xuất điện mặt trời độc lập, lượng điện sản xuất dư thừa, không sử dụng hết sẽ được tích trữ vào ắc quy để sử dụng sau này. Còn hệ thống điện mặt trời hòa lưới sẽ không có bộ ắc quy trữ điện, điện dư thừa sẽ được đưa vào lưới điện của quốc gia, bán lại cho EVN với giá rẻ. Chính vì không cần phải trang bị ắc quy tích trữ nên hệ thống điện mặt trời hòa lưới có giá rẻ hơn, phù hợp hơn cho các hộ gia đình.

 Tự Lắp Điện Mặt Trời - Coi Chững Lỗ Nặng Nếu Không Biết Điều Này

Giá điện ngày một tăng cao, xu hướng sử dụng năng lượng mặt trời cũng phát triển, bên cạnh những lợi ích to lớn từ điện năng mặt trời đem lại, nhà nước còn khuyến khích và có những chính sách hỗ trợ người dân sử dụng hệ thống này.

Nhưng liệu có phải ai cũng được hưởng lợi từ nguồn điện vô tận này nếu không có những trường hợp như gia chủ ngỡ ngàng khi lắp điện mặt trời trời thua xa kì vọng, hay nguời dân ăn quả hớ nặng khi tự lắp điện mặt trời. Nếu bạn chưa hình dung được giá thành và cách sử dụng hiệu quả thì nên cân nhắc lại việc đầu tư hệ thống này điện mặt trời.

Theo tìm hiểu, hện có 3 giải pháp để ứng dụng điện năng lượng mặt trời. Thứ nhất là điện năng lượng mặt trời hòa lưới (điện mặt trời dư ra có thể bán lại cho công ty điện). Thứ hai là điện mặt trời độc lập (có bộ lưu trữ để sử dụng khi trời tối, mưa bão, không có bức xạ mặt trời...). Thứ ba là kết hợp cả hòa lưới và độc lập.

Về cơ bản, điện sản xuất từ những tấm pin mặt trời, sau khi chuyển đổi sang dòng xoay chiều AC sẽ được sử dụng trực tiếp cho các thiết bị trong nhà như tivi, quạt, đèn chiếu sáng v.v...

Với hệ thống sản xuất điện mặt trời độc lập, lượng điện sản xuất dư thừa, không sử dụng hết sẽ được tích trữ vào ắc quy để sử dụng sau này. Còn hệ thống điện mặt trời hòa lưới sẽ không có bộ ắc quy trữ điện, điện dư thừa sẽ được đưa vào lưới điện của quốc gia, bán lại cho EVN với giá rẻ. Chính vì không cần phải trang bị ắc quy tích trữ nên hệ thống điện mặt trời hòa lưới có giá rẻ hơn, phù hợp hơn cho các hộ gia đình.

 

 

Dưới đây là một vài trường hợp điển hình sai lầm khi tự ý lắp điện mặt trời:

 - Anh  Sơn (Hà Nội) - quyết định đầu tư hệ thống điện mặt trời hòa lưới công suất đỉnh 3Kwp với chi phí khoảng 80 triệu đồng.  Anh hy vọng hệ thống này sẽ cắt giảm đáng kể hóa đơn tiền điện hàng tháng và có thể hòa vốn sau 7-8 năm sử dụng theo quảng cáo của đơn vị lắp đặt.Tuy nhiên, khi vận hành thực tế, lượng điện sản xuất được lại chưa đạt kỳ vọng: hệ thống điện mặt trời hoạt động không hiệu quả. Ngày sản xuất nhiều, ngày sản xuất ít. Thậm chí còn có nguy lỗ vốn, không bù được chi phí bỏ ra ban đầu. 

- Ông Tùng (quận 1, TP HCM) lên kế hoạch làm hệ thống năng lượng mặt trời trên mái: Mái nhà rộng 80m2, ông Tùng dự định lợp kín bằng các tấm pin năng lượng mặt trời, vừa có điện để sử dụng, vừa chống được nóng cho nhà. Điện dư ban ngày dùng không hết sẽ để dành dùng cho tối. Tuy nhiên, sau khi gõ cửa một công ty cung cấp các giải pháp điện năng lượng mặt trời tại TP HCM, ông đành bỏ ý định ban đầu.

"Tôi cứ nghĩ đơn giản, lắp tấm pin năng lượng mặt trời thay ngói, đắt hơn chút tiền là được nhưng chưa hình dung ra toàn bộ hệ thống tốn kém thế nào. Trong khi đó, gia đình tôi đi vắng cả ngày, chỉ có mỗi cái tủ lạnh 300 lít dùng đến điện trong thời gian có nắng". 

Nếu lắp đặt tấm thu năng lượng mặt trời trên toàn bộ mái nhà, ông sẽ phải bỏ ra từ 200 đến gần 400 triệu đồng, tùy theo áp dụng giải pháp hòa lưới hay sử dụng ắc quy lưu trữ, và thu được 45 kWh/ngày. Trong khi đó, trung bình mỗi ngày nhà ông tiêu thụ khoảng 10-13 kWh. Số điện năng lượng mặt trời dư thừa, lưu vào ắc quy không được là bao nhưng lại khiến hệ thống chóng hỏng, còn không lưu lại thì cũng bị bỏ phí.

Cuối cùng, ông đành chỉ lắp tấm pin năng lượng mặt trời 5m2, mất 25 triệu, để giảm khoảng 250 nghìn tiền điện mỗi tháng.

Ước tính chi phí ông Tùng phải bỏ ra nếu lắp đặt tấm thu năng lượng mặt trời trên toàn bộ mái nhà

 

Để một hệ thống điện mặt trời hoạt động hiệu quả, có lãi thì phải kết hợp cả 2 yếu tố: vị trí lắp đặt và nhu cầu sử dụng.

  •  Nơi lắp đặt phải thường xuyên có nắng: Do vị trí địa lý nên các tỉnh, thành phố phía Bắc như Hà Nội sẽ không có nhiều nắng như miền Trung hay miền Nam. Thông thường, các tấm pin mặt trời được đặt trên nóc nhà, thông thoáng, không có vật cản. Nếu nhà đang ở chỉ có 2 tầng, bị che chắn bởi nhiều nhà cao xung quanh thì cũng không nên lắp đặt. Các đơn vị cung cấp vì muốn bán được hàng nên mới đưa ra các dữ liệu lý tưởng như số giờ nắng cao, công suất phát điện cao nhưng khi sử dụng thực tế thường bị hao hụt nhiều.
  • Nhu cầu sử dụng phù hợp: Chi phí sản xuất điện mặt trời không hề rẻ. Nếu hộ gia đình bình thường sử dụng ít điện, hóa đơn tầm 1-2 triệu đồng thì không nên lắp điện mặt trời. Hệ thống này chỉ đem lại hiệu quả kinh tế với những hộ đang phải chi trả tiền điện với mức giá cao nhất (2.927 đồng/Kwh chưa tính VAT).
  •  Thời gian sử dụng điện: Hệ thống điện mặt trời chỉ sản xuất điện khi có nắng, tầm 7 sáng đến 5 giờ chiều. Nếu một gia đình dù đông người nhưng ban ngày cả nhà đi làm, tối mới về dùng điện thì cũng không tận dụng được hiệu quả. Bởi đối với hệ thống hòa lưới, điện sản xuất ra ban ngày không để dành được đến tối mà phải bán lại cho EVN với mức giá tầm 2.100 đồng cho 1 Kwh. Việc đầu tư ắc quy trữ điện sẽ không kinh tế bởi giá thành bị đẩy lên cao.+
  •  Tiền duy trì bảo dưỡng, vệ sinh hệ thống hàng năm. Hiệu suất của pin mặt trời cũng sẽ bị giảm đi theo thời gian sử dụng.

Vậy đối tượng nào thích hợp để sử dụng điện mặt trời, kiếm được lợi ích từ nó? Đó là những nhà máy, hộ sản xuất kinh doanh có thời gian sử dụng điện nhiều vào ban ngày, những hộ gia đình ở vùng địa lý có nhiều nắng. Đối với những hộ dân có mức tiêu thụ điện bình thường, không nên vội vàng đầu tư khi mà chi phí lắp đặt điện mặt trời còn đang ở quá cao.

Điện mặt trời là một lĩnh vực mới, phức tạp ngay cả với những nhà sản xuất lớn chứ đừng nói tới hộ cá nhân nhỏ lẻ. Trước khi quyết định lắp đặt, cần khảo sát kỹ từ vị trí, thời tiết, tới cả nhu cầu của người sử dụng. Chỉ nên làm khi có biên độ lãi cao.

HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0786 55 33 88 / 0968 88 11 66 

Pin Mặt Trời có thể bạn quan tâm:

Pin Mặt Trời CANADIAN 440W BIHIKU

Pin Mặt Trời Seraphim 440W Mono 

Giá Lắp Điện Mặt Trời Công Suất Cao cho Nhà Xưởng và Hộ Gia Đình Xem Tại đây: Lắp Điện Năng Lượng Mặt Trời

Bạn đang xem: Cảnh báo: Tự lắp điện mặt trời coi chừng lỗ nặng nếu không biết điều này!
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0786 55 33 88
0786 55 33 88 SPN 0246 666 1133 SPN SPN