Mô hình điện mặt trời áp mái: thân thiện môi trường, chống biến đổi khí hậu

SPN

Mô hình điện mặt trời áp mái đang trở thành một trong những dự án có nhiều tiềm năng phát triển ở mỗi địa phương. Đặc biệt mô hình này, còn có thể khai thác tốt nguồn nguyên liệu từ tự nhiên, thân thiện với môi trường và chống biến đổi khí hậu. 

Mô hình điện mặt trời áp mái: thân thiện môi trường, chống biến đổi khí hậu

Hiện nay, việc lắp đặt và sử dụng mô hình điện mặt trời áp mái mang lại lợi thế rất lớn đối với mỗi địa phương, trong vấn đề khai thác nguồn năng lượng sạch tự nhiên, giảm thiểu sử dụng năng lượng hóa thạch và góp phần chống biến đổi khí hậu.

 

Điện mặt trời (ĐMT) áp mái là mô hình được lắp đặt trên các mái nhà, sân thượng của hộ dân, trung tâm thương mại, nhà xưởng… Mô hình hoạt động bằng cách sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời để hấp thụ ánh sáng, chuyển đổi nhiệt năng thành điện năng, có quy mô từ vài kW tới MW. Tuy mới được triển khai tại một số nơi trong tỉnh Điện Biên nhưng mô hình đã cho thấy nhiều lợi ích thiết thực, nhiều hộ dân, doanh nghiệp đã quan tâm ứng dụng.

Chia sẻ về những lợi ích của mô hình ĐMT áp mái, ông Lê Mạnh Hùng, Trưởng phòng Kinh doanh điện năng (Công ty Ðiện lực Ðiện Biên) cho biết: “Khi lắp đặt ĐMT áp mái sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả Nhà nước và người tiêu dùng. Ðối với Nhà nước có thêm một nguồn năng lượng sạch với sản lượng khá cao, giảm tối đa nguồn vốn ngân sách Nhà nước phải đầu tư vào các công trình nguồn phát và lưới truyền tải điện. Mặt khác, ĐMT áp mái góp phần làm giảm áp lực cho hệ thống điện lưới, giảm tiền điện cho người tiêu dùng do giảm điện năng tiêu thụ từ lưới điện. Số điện năng sử dụng thừa có thể bán lại cho Công ty Ðiện lực Ðiện Biên”. 

 Qua khảo sát của đơn vị chuyên môn thì điều kiện khả thi để triển khai mô hình ĐMT áp mái trên địa bàn tỉnh Điện Biên là rất lớn, khoảng trên 50% mái nhà có khả năng lắp đặt mô hình cho hiệu quả. Bởi Ðiện Biên là tỉnh có nhiều nắng, khoảng 115 - 215 giờ/tháng và 1.820 - 2.035 giờ/năm. Các tháng có giờ nắng thấp là tháng 6 - 7; các tháng có giờ nắng cao thường là 3, 4, 8 và tháng 9. Đây là lợi thế rất lớn để triển khai mô hình ĐMT áp mái vào khai thác nguồn lặng lượng sạch tự nhiên, hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch và góp phần chống biến đổi khí hậu (BĐKH). 

Gia đình chị Phan Thị Yến, phường Tân Thanh (TP. Ðiện Biên Phủ) đang sử dụng mô hình ĐMT áp mái trong sinh hoạt chia sẻ: Sau thời gian lắp đặt và sử dụng mô hình với hệ thống gồm tấm pin công suất 22kWp, 1.281 điện năng phát trên lưới đã có thể tiết kiệm cho gia đình 400.000 đồng/tháng. 

 

 Theo tính toán, một hộ gia đình lắp đặt hệ thống ĐMT áp mái diện tích 20m2 sẽ cho công suất 3kWp. Suất đầu tư cho 1kWp hơn 10 triệu đồng. Trung bình lượng điện sản sinh được sử dụng tại chỗ 20%, 80% còn lại được cắt bán cho Công ty Điện lực thì thời gian thu hồi vốn khoảng 8 năm. Giá bán ĐMT năm 2019 được Bộ Công Thương đề xuất áp dụng mức là 9,35 UScent/kWh (tương đương khoảng 2.150 đồng) đến hết năm 2021. Theo tính toán các hệ thống ĐMT áp mái hiện nay có tuổi thọ khoảng 25 năm. 

Được biết, chi phí lắp đặt mô hình ĐMT áp mái có giá trung bình hơn 10 triệu đồng/kWp. Mỗi gia đình sử dụng phải lắp đặt 2 - 3kWp, tương đương 20 triệu đồng trở lên. Song, lợi ích kinh tế về lâu dài thì sau khoảng 6 năm người lắp đặt sẽ hoàn vốn, trong khi thiết bị được bảo hành trong thời gian dài.

Một số sản phẩm chất lượng cao SPN Telecom cung cấp bạn có thể click vào link bên dưới để tham khảo:

 

Bạn có nhu cầu cần tư vấn về điện mặt trời xin liên hệ ngay hotline: 0786 55 33 88 (Call/Zalo) để được giải đáp.

 

Bạn đang xem: Mô hình điện mặt trời áp mái: thân thiện môi trường, chống biến đổi khí hậu
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0786 55 33 88
0786 55 33 88 SPN 0246 666 1133 SPN SPN